Chiều hôm qua khi mình nhận được những phản hồi “cà phê ngon lắm ấy”, “cà phê rất ngon”, “cà phê ngon tuyệt”, “Robusta mà hơn cả Arabica”, “thơm nồng nàn”, “thơm ngọt ngào”…, mình thấy muốn đưa Lực Nhãn Special và Lực Nhãn Signature ra thế giới.
Sự va chạm với một thị trường rộng lớn hơn, những con người có nhu cầu thưởng thức tinh tế, khắc khe là cơ hội cho một sự tiến hóa. Sự tiến hóa này không chỉ dừng lại ở bản thân mà sẽ lan sang con cái, con cháu nhiều thế hệ, lan sang cộng đồng.
Vậy thì giá bán ra nước ngoài sẽ là giá nào? Chắc chắn không thể bằng giá bán tại nước nhà.
Mình đã từng mua cà phê Robusta bán tại Việt Nam giá 500k nhưng cũng cà phê đó bán tại Nhật là 1500k. Mình đã từng mua cà phê Arabica bán tại Việt Nam là 2400k và bán ở nước ngoài với giá cao hơn, mà lúc khởi đầu họ bán với giá “bèo lắm” vì người uống bảo là “uống giống cà phê nước hai”.
Thật sự ở Việt Nam có những con người thưởng thức tinh tế và có hiểu biết. Bên cạnh đó là nhiều người chưa biết thưởng thức. Mình từng nghe một chủ doanh nghiệp kể về một cuộc thăm dò ý kiến khách hàng. Họ cho khách uống vài loại cà phê và nhờ khách đánh giá loại nào ngon nhất, loại nào dở nhất. Khi nhìn vào bảng đánh giá chất lượng của khách, họ kinh ngạc vì khách đánh giá loại cà phê sâu, vỡ, bị loại, rang cháy, tẩm ướp là ngon nhất và loại đặc sản là dở nhất. Vậy thì rõ ràng tại thời điểm này người biết thưởng thức cà phê ở Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều. Cho đến khi nào phần lớn người tiêu dùng cà phê tại Việt Nam đều hiểu biết về quy trình làm cà phê, thế nào là hương vị tinh tế, thế nào là kỳ công, thế nào là quý hiếm, thay đổi tư duy “ngon - bổ - rẻ” thành “ngon - bổ - đúng giá” thì sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều giữa giá bán trong nước và nước ngoài.
Một ý tưởng mở ra một con đường. Một sự nhìn thấy trong đầu mang tính tiến hóa sẽ mở ra cái gì?!
Lực Nhãn coffee ra thế giới!